-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Viết bởi: Support
7 cách đơn giản giúp cha mẹ phát triển trí thông minh cảm xúc cho con
Hầu hết các ông bố bà mẹ đều chú ý giúp trẻ rèn luyện, phát triển trí thông minh (IQ) để đạt được kết quả học tập tốt ở trường. Tuy nhiên, ít ai biết rằng chỉ số thông minh xúc cảm (EQ) lại đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công và lối sống tích cực của trẻ trong suốt cuộc đời.
EQ là viết tắt của cụm từ Emotional Quotient, tức là chỉ số cảm xúc. Những có EQ cao sẽ có khả năng giao tiếp tốt, hòa đồng với bạn bè và thích ứng nhanh với cuộc sống. Những đứa trẻ này thường có khả năng ứng phó tốt hơn trước các tình huống, áp lực, học tập và hoạt động ở trường tích cực hơn so với trẻ chỉ có IQ cao.
Trẻ có chỉ số cảm xúc thấp thường có ít bạn bè, sống thu mình và khó hòa nhập với môi trường xung quanh. Đây cũng là nhược điểm khiến trẻ dễ cảm thấy cô độc, ảnh hưởng đến tâm lý và việc kiến tạo các mối quan hệ cho phát triển sự nghiệp. Vậy bạn cần làm gì để phát triển trí thông tin xúc xảm của con? Cùng Bobi Craft tham khảo những cách đơn giản sau đây
- Tạo cho trẻ cảm giác an toàn: Khi trẻ mới được sinh ra và trẻ còn trong độ tuổi sơ sinh, hãy ôm chặt lấy con khi con sợ hãi một điều gì đó và phản ứng thật nhanh mỗi khi trẻ khóc. Có thể mẹ không cần phải bế trẻ ngay lập tức khi trẻ khóc nhưng hãy cất tiếng nói nhẹ nhàng, cưng nựng, để trẻ nghe thấy tiếng bạn và cảm thấy yên tâm vì biết đã có mẹ ở bên.
- Kiềm chế sự lo lắng của bạn: Ngay từ khi mới sinh, trẻ đã có thể cảm nhận thấy sự lo lắng từ bố mẹ hoặc người chăm sóc gần gũi trẻ nhất. Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh điều đó hoàn toàn chính xác và xác nhận rằng phản ứng của cha mẹ thông qua giọng nói, ngữ điệu và hành động của họ có thể làm dịu đi hoặc kích thích sự lo lắng của trẻ.
- Giúp trẻ biết cách tự xoa dịu cảm xúc: khi trẻ trong giai đoạn nhũ nhi, mỗi khi bị quá đói hay thấy thiếu vắng người chăm sóc, trẻ sẽ coi đó là mối “đe dọa” từ cuộc sống, lúc này trẻ sẽ bị cảm xúc sợ hãi chi phối và khóc rất to. Trẻ cần có người xoa dịu nỗi sợ hãi này vì hệ thông thần kinh và trí não của trẻ chưa tự làm được điều đó. Việc này sẽ đặt nền móng cho việc dạy trẻ biết cách tự kìm chế cảm xúc. Khi bước vào độ tuổi biết bò và chập chững đi, đây là độ tuổi bắt đầu thể hiện cái tôi cá nhân, thích được làm theo ý mình, trẻ sẽ rất dễ cáu kỉnh, khó chịu khi không được cha mẹ hoặc người chăm sóc đáp ứng đúng nhu cầu. Lúc này cha mẹ hãy giúp con bình tĩnh bằng cách nhẹ nhàng giải thích, đặt câu hỏi cho con: “Tại sao con lại tức giận? Tại sao con lại sợ? Con có muốn bố/mẹ giải thích cho con không? Bây giờ con muốn làm gì để nguôi giận? Con có muốn ôm lấy mẹ cho đỡ sợ không?” Cha mẹ hãy tạo sự tin tưởng và vững chãi để con có thể tin tưởng làm theo hướng dẫn của cha mẹ, vượt qua các cảm xúc tức thời.
- Chấp nhận và thừa nhận cảm xúc của trẻ: Trẻ biểu lộ sự bực tức và giận dỗi vì trẻ không làm được theo đúng ý, đây là phản ứng tự nhiên của trẻ. Nhưng hãy giới hạn với trẻ về phản ứng và hành động của con đối với những cảm xúc đó. Trẻ không thể lựa chọn cảm xúc (vì cảm xúc có thể do sự việc khách quan gây ra) nhưng trẻ có thể lựa chọn mình sẽ làm gì với cảm xúc đó.
- Hãy cảm thông với trẻ khi con tỏ ra buồn bã và thất vọng: Sự cảm thông và chấp nhận của cha mẹ đối với cảm xúc của trẻ sẽ giúp con tìm được hướng giải quyết và tiếp tục cố gắng vượt qua. Điều này cũng dạy cho trẻ thấy một chuỗi các cảm xúc như buồn bực, tức giận, ghen tị, tự ái, tự ti của trẻ không hề đáng xấu hổ, chúng rất đỗi bình thường, ai cũng phải trải qua và hoàn toàn có thể kiểm soát được.
- Giúp trẻ đặt tên cảm xúc: Với sự hạn chế về từ vựng và sự hiểu biết sơ đẳng về nguyên nhân và hậu quả, trẻ thường gặp khó khăn khi diễn đạt điều đang cảm nhận.Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ xây dựng vốn từ vựng cảm xúc bằng cách ghép những biểu hiện cảm xúc của trẻ bằng ngôn ngữ. Ví dụ: Trẻ thất vọng khi không tìm thấy đồ chơi, hãy nói “Con cảm thấy buồn vì điều đó đúng không?”
- Cha mẹ hãy luyện tập cách “phê phán” hành động của trẻ với ngôn ngữ tích cực: Cha mẹ nên trau dồi cách mình phản ứng với sự thể hiện cảm xúc của trẻ. Một điều quan trọng là không nên sử dụng những ngôn từ lỗ mãng khi tức giận. Hãy nói “khi con làm điều đó mẹ cảm thấy rất buồn” hơn là “mày làm cho mẹ phát điên lên” vì trẻ sẽ hiểu được vấn đề từ hành vi chứ không phải do trẻ. Hãy cẩn thận khi nhận xét, phê phán vì có thể ảnh hưởng lớn đến tính tự tin của trẻ.
Nguồn: Sưu tầm
Các bài viết khác
Viết bởi: Nguyễn Trần Vân Thủy
GẤU LIZZIE TINH NGHỊCH, MŨM MĨM
Viết bởi: Nguyễn Trần Vân Thủy
SIÊU ƯU ĐÃI THÁNG 3 - SHOPPING THẢ GA, KHÔNG LO VỀ GIÁ
Viết bởi: Nguyễn Trần Vân Thủy
🎉🎉 BỘ ĐÔI CỰC HOT “CỪU XANH - CỪU HỒNG” CỦA NHÀ BOBI CHÍNH THỨC CÓ MẶT TẠI FAHASA 🎉
Viết bởi: Nguyễn Trần Vân Thủy